banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 1DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM 5 TẬP 2DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM BẢN BỔ SUNG

UY LINH TIÊN (Rễ và Thân rễ) (Radix et rhizoma Clematidis)– Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
UY LINH TIÊN (Rễ và Thân rễ)

Rễ và thân rễ đã phơi khô của cây Uy linh tiên (Clematis chinensis Osbeck) và một số loài khác cùng chi (Clematis haxapetala Pall., Clematis manshurica Rupr.), họ Hoàng liên (Ranunculaceae).

Mô tả

Clematis chinensis: Thân rễ hình trụ, dài 1,5 cm đến 10 cm, đường kính 0,3 cm đến 1,5 cm, mặt ngoài màu vàng hơi nhạt, gốc thân còn sót lại ở đỉnh, phần dưới thân rễ mang nhiều rễ nhỏ. Chất tương đối bền, dai, mặt bẻ có xơ sợi.

Rễ hình trụ thon hơi cong, dài 7 cm đến 15 cm, đường kính 1 mm đến 3 mm, mặt ngoài màu nâu đen, có vân dọc nhỏ, đôi khi vỏ ngoài thoái hóa rơi rụng, để lộ ra gỗ màu vàng nhạt. Chất cứng và giòn, dễ gãy, vết gãy có phần vỏ tương đối rộng, gỗ màu hơi vàng, hơi vuông, thường có khe nứt giữa phần vỏ và phần gỗ. Mùi nhẹ, vị nhạt.

Clematis haxapetala: Thân rễ ngắn, hình trụ, dài 1 cm đến 4 cm, đường kính 0,5 cm đến 2,5 cm. Rễ dài 4 cm đến 20 cm, đường kính 0,1 cm đến 0,2 cm, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, phần gỗ ở mặt gãy hình hơi tròn. Vị mặn.

Clematis manshurica: Thân rễ hình trụ, dài 1 cm đến 11 cm, đường kính 0,5 cm đến 2,5 cm. Rễ tương đối dày đặc, dài 5 cm đến 23 cm, đường kính 0,1 cm đến 0,4 cm. Mặt ngoài màu nâu đen, phần gỗ ở mặt gãy hình hơi tròn. Vị cay.

Uy linh tiên cắt khúc: Các đoạn không đều. Bên ngoài màu nâu đen, nâu hoặc đen nâu, có các vết nhăn dọc nhỏ, đôi khi thấy có gỗ màu hơi vàng ở chỗ phần vỏ bị rơi rụng.

Mặt cắt có phần vỏ rộng và phần gỗ màu vàng nhạt hình gần tròn hoặc hơi vuông, thường có khe nứt giữa phần vỏ và phần gỗ.

Xem thêm: TỲ GIẢI (Thân rễ) (Rhizoma Dioscoreae) – Dược Điển Việt Nam 5

Vi phẫu (mặt cắt ngang của rễ)

Clematis chinensis: Thành ngoài tế bào biểu bì dày lên, màu nâu đen, vỏ rộng, gồm các tế bào mô mềm, tế bào biểu bì xếp kéo dài theo hướng tiếp tuyến; nội bì rõ. Phía ngoài libe thường có các bó sợi và các tế bào đá, đường kính sợi 18 μm đến 43 μm. Tầng phát sinh libe-gỗ rõ, phần gỗ hoàn toàn hóa gỗ. Tế bào mô mềm chứa các hạt tinh bột.

Clematis haxapetala: Tế bào biểu bì xếp kéo dài theo hướng xuyên tâm và 1 đến 2 hàng tế bào kèm có thành hơi dày. Phía ngoài libe không có bó sợi và tế bào đá.

Clematis manshurica: Các tế bào biểu bì xếp kéo dài theo hướng xuyên tâm, trong rễ già các tế bào này xếp hơi kéo dài theo đường tiếp tuyến. Đôi khi thấy phía ngoài của libe có các bó sợi và tế bào đá.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.

Dung môi khai triển: Toluen – ethyl acetat – acid formic (20 : 3 : 0,2).

Dung dịch thử: Lấy khoảng 1g bột dược liệu, thêm 50 ml ethanol 96 % (TT), đun hồi lưu trong cách thủy 2h, để nguội, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến còn khoảng 20 ml, thêm 3 ml acid hydrocloric (TT), đun sôi hồi lưu trong cách thủy 1 h, thêm 10 ml nước, để nguội, chuyển vào bình gạn, lắc kỹ với 25 ml ether dầu hỏa (60°C đến 90ºC). Gạn lấy dịch chiết ether, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 10 ml ethanol (TT) được dung dịch chấm sắc ký.

Dung dịch chất đối chiếu: Hoà tan acid oleanolic chuẩn trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 0,45 mg/ml.

Dung dịch dược liệu đối chiếu: Nếu không có acid oleanolic chuẩn, lấy khoảng 1 g bột Uy linh tiên (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 3 μl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ờ nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulfuric 10 % (TT), sấy ở 105 °C cho đến khi các vết hiện rõ. Quan sát dưới ánh sáng thường hoặc ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có vết cùng màu sắc vá giá trị Rf với vết của acid oleanolic trên sắc ký đồ của dung dịch chất đối chiếu hoặc có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch dược liệu đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 15,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 ºC, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 10,0 % (Phụ lục 9.8).

Xem thêm: TỲ BÀ DIỆP (Folium Eriobriotryae) – Dược Điển Việt Nam 5

Tro không tan trong acid

Không quá 4,0 % (Phụ lục 9.7).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 15,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10).

Dùng ethanol 96 % (TT) làm dung môi.

Chế biến

Thu hoạch vào mùa thu. Đào lấy rễ, loại bỏ thân, lá, rửa sạch, phơi khô.

Uy linh tiên cắt khúc: Loại bỏ tạp chất và thân còn sót lại, rửa sạch, ủ cho mềm, cắt khúc, phơi khô.

Bảo quản

Để nơi khô.

Tính vị, quy kinh

Tân, hàm, ôn. Vào kinh bàng quang.

Công năng, chủ trị

Công năng: Khu phong, trừ thấp, thông kinh lạc, chỉ thống.

Chủ trị: Phong tê thấp các khớp chi, gân mạch co rút khó cử động, dân gian dùng chữa họng hóc xương cá.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9 g, dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Huyết hư gây gân co rút, không phong thấp thực tà thì không dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *