TỲ BÀ DIỆP

0
5242

TỲ BÀ DIỆP
Folium Eriobriotryae
Nhót tây, Nhót Nhật bản

Lá phơi hoặc sấy khô của cây TỲ bà (Eriobotrya japonica (Thunb.) Lindl.). họ Hoa hồng (Rosaceae).

Mô tả

Lá hình thuôn hay hình trứng dài, dài 12 cm đến 30 cm, rộng 4 cm đến 9 cm. chóp lá nhọn, gốc lá hình nêm, mép lá có răng cưa thưa hoặc nguyên về phía gốc lá. Mặt trên lá màu lọc xám, màu vàng nâu hoặc màu đỏ nâu, tương đối nhẵn. Mặt dưới lá máu nhạt hơn, có nhiều lông nhung màu vàng, mọc dày. Gân lá hình lông chim, gân giữa lồi lên ở mặt dưới, gân bên có 15-20 đôi. Cuống lá rất ngắn, phủ lông mao màu vàng nâu. Lá dày, chất cứng, giòn, dễ bẻ gãy; không mủi, vị hơi đắng.
T bà diệp thái sợi: Các sợi nhỏ có một mặt màu lọc sẫm, nâu vàng hoặc nâu đỏ tương đối mịn. Mặt còn lại có lông măng và gân lá nhô lên. Chất dai, giòn; không mùi, vị hơi đắng.

Vi phẫu

Tế hào biểu bì trên hình chữ nhật, bên ngoài là lớp cutin dày. Tế bào biểu bì dưới mang nhiều lông che chở đơn bào, thường bị cong, phần nhiều có hình chữ V gần gân giữa lá, lỗ khi nhìn thay rõ. Mô giậu có 3 đến 4 hàng tế bào, mô khuyết thưa, chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, đôi khi cụm lại thành từng đàm. Bó mạch của gân giữa gần như một vòng tròn. Sợi xếp thành vòng tròn không liên tục. vách hóa gỗ, bao quanh là các tế bào mô mêm có chứa các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ hợp thành sợi tinh thể. Các tế bào chứa chất nhày và các tinh thể calci oxalat hình lăng trụ rải rác trong mô mềm.

Định tính

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel GF254.
Dung môi khai triển: Toluen – aceton (5 : 1).
Dung dịch th: Lấy khoảng 1 g bột dược liệu, thêm 20 ml ethanol (TT), lắc siêu âm trong 20 min, lọc. Cô dịch lọc trên cách thủy đến cạn, hòa cắn trong 5 ml ethanol (TT) làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Hòa tan chất đối chiêu acid ursolic trong ethanol (TT) để được dung dịch đối chiếu có nồng độ 1 mg/ml. Nếu không có acid ursolic thì lấy khoảng 1 g bột Tỳ bà (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT), sấy ở 105 °C cho đến khi xuất hiện vết. Quan sát dưới ánh sáng thường. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không được quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 80 °C, 3 h).

Tạp chất

Không được quá 1,0% ( Phụ lục 12.11).

Tro toàn phần

Không được quá 7,0 % (Phụ lục 9.8).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không được quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 10,0 %, tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng nước làm dung môi.

Chế biến

Thu hái lá quanh năm. phơi gần khô, bó thành những bó nhỏ và phơi khô.
Tỳ bà diệp thái sợi: Loại bỏ lông nhung, phun nước cho mềm, thái sợi và phơi khô.
Mật Tỳ bà diệp (chế mật): Mật ong được hòa loãng bằng nước sôi. trộn đều với Tỳ bà diệp thái sợi, ủ cho mật thấm đều, cho vào chảo sao nhỏ lửa đến khi sờ không dính tay, lấy ra và để nguội. Dùng 2 kg Mật ong cho 10 kg Tỳ bà diệp.

Bảo quản

Nơi khô, mát.

Tính vị, quy kinh

Khổ, vi hàn. Quy vào kinh phế, vị.

Công năng, chủ trị

Thanh phế nhiệt và vị nhiệt, chỉ khái, chi ẩu. Chủ trị: Ho và suyễn do phế nhiệt, sốt và khát do vị nhiệt.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 6 g đến 9g. phối hợp trong các bài thuốc.

Kiêng kỵ

Nôn do hư hàn, ho do phong hàn không nên dùng.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây