Thuốc Parabest extra là thuốc gì?
Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược phẩm Bắc Ninh.
Quy cách đóng gói
Hộp 5 vỉ x 4 viên.
Dạng bào chế
Viên nén sủi.
Thành phần
Trong mỗi viên thuốc gồm các thành phần:
– Paracetamol 500mg
– Clorpheniramin maleat 2mg
– Dextromethorphan hydrobromid 15mg
– Tá dược vừa đủ.
Tác dụng của thuốc
Tác dụng của các thành phần chính trong công thức
– Paracetamol:
+ Chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin có công dụng hạ sốt, giảm đau.
+ Tác dụng lên cyclooxygenase/prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương nên không gây kích ứng dạ dày, làm thay đổi cân bằng acid-base, không có tác động lên sự kết tập tiểu cầu.
+ Tác dụng lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt do giãn mạch, tăng lưu lượng máu ngoại biên
– Clorpheniramin maleat
+ Là thuốc kháng histamin thế hệ 1, hiệu quả an thần trung bình.
+ Thuốc làm giảm, mất hoạt tính của histamin cơ thể nhờ cạnh tranh phong bế có đảo ngược histamin tại thụ thể H1 tại mô tiêu hóa, thành mạch, hô hấp.
– Dextromethorphan hydrobromid:
+ Có công dụng giảm ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành não. Không có tác dụng giảm đau và ít tác dụng an thần.
+ Có tác dụng giảm ho nhất thời do kích ứng tại phế quản, họng như do cảm lạnh, hít phải chất kích ứng.
+ Hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính ho không đờm. Thường được sử dụng điều trị triệu chứng đường hô hấp trên.
+ Không có tác dụng long đờm.
+ Với liều điều trị tác dụng kéo dài trong 5-6h.
Chỉ định
Thuốc Parabest extra được chỉ định trong điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm, cảm lạnh như ho, sốt, đau đầu, nhức người, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi…
Cách dùng
Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có chế độ dùng thuốc cho hiệu quả tốt nhất.
Cách sử dụng
– Thuốc dùng đường uống.
– Pha 1 viên thuốc với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội. Đợi viên sủi tan hoàn toàn và sử dụng ngay sau đó.
Để điều trị tình trạnh hắt hơi sổ mũi ở trẻ có thể tham khảo thêm bài viết: Trẻ bị hắt hơi sổ mũi chữa trị thế nào?
Liều dùng
Liều lượng dùng thuốc được điều chỉnh để phù hợp với từng bệnh nhân và tình trạng của bệnh. Liều dùng khuyến cáo được đưa ra như sau:
– Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 2 viên/ lần trước khi ngủ và mỗi 6h nếu cần.
– Không sử dụng quá 4 viên/12h để đề phòng độc tính của paracetamol.
Cách xử trí khi quên liều, quá liều
Quên liều:
– Khi quên 1 liều thuốc, uống ngay khi nhớ ra. Nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo đúng lịch trình nếu gần thời điểm dùng liều tiếp theo.
– Không uống gấp đôi để bù liều đã quên.
Quá liều:
*Quá liều Paracetamol:
– Triệu chứng:
+ Da, niêm mạc, móng tay tím xanh (triệu chứng đặc trưng); buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, mệt lả, mạch nhanh, suy tuần hoàn.
+ Nếu dùng liều > 10g ở người lớn và > 150mg/kg ở trẻ em sẽ bị nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não làm hôn mê và tử vong.
– Xử trí:
+ Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được can thiệt y tế.
+ Rửa dạ dày để loại bỏ thuốc.
+ Dùng ngay chất giải độc N-Acetylcysteine bằng cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Liều đầu tiên uống 140mg/kg. 17 liều tiếp theo uống liều 70mg/kg cách nhau mỗi 4h hoặc cho đến khi xét nghiệm thấy không còn khả năng gây độc.
+ Nếu không có hoặc bệnh nhân không dung nạp N-Acetylcysteine có thể thay bằng Methionin.
*Quá liều Clopheniramin:
– Triệu chứng:
+ Ngủ nhiều, loạn tâm thần, động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng kháng muscarin, phản ứng loạn trương lực, trụy tim, loạn nhịp.
+ Liều 25-50mg/kg gây tử vong.
– Xử trí:
+ Điều trị triệu chứng, hỗ trợ chức năng sống, đặc biệt chức năng gan, thận, hô hấp, tim, cân bằng điện giải.
+ Rửa dạ dày hoặc gây nên bằng siro ipecacuanha. Sau đó dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu.
+ Điều trị tích cực khi hạ huyết áp và loạn nhịp.
+ Điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam, phenytoin.
+ Cần truyền máu nếu gặp ca nặng.
*Quá liều Dextromethorphan:
– Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
– Xử trí:
+ Điều trị hỗ trợ triệu chứng.
+ Tiêm tĩnh mạch naloxon 2mg, dùng nhắc lại nếu cần cho đến tổng liều 10mg.
Cần tuân thủ liều dùng được chỉ định. Nếu vô tình dùng quá liều và xuất hiện các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí kịp thời.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Parabest extra đối với bệnh nhân:
– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Người bệnh đang sử dụng thuốc IMAO.
– Bệnh gan nặng.
– Bệnh hen, đang bị suy hô hấp.
– Có triệu chứng của phì đại tiền liệt tuyến.
– Bí tiểu tiện.
– Phụ nữ có thai và cho con bú.
– Trẻ em dưới 12 tuổi.
Tác dụng không mong muốn
Trong quá trình sử dụng, các báo cáo về các tác dụng phụ bất lợi mà bệnh nhân có thể gặp phải như sau:
Liên quan đến Paracetamol:
– Ít gặp:
+ Da: Phát ban.
+ Dạ dày – ruột: Buồn nôn, nôn.
+ Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, tiểu cầu, toàn thể hồng cầu), thiếu máu.
+ Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi dùng dài ngày.
– Hiếm gặp:
+ Da: Hội chứng Steven – Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc, Lyell, ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp.
+ Khác: Phản ứng quá mẫn.
Liên quan đến clorpheniramin
– Thường gặp:
+ Thần kinh: Ức chế thần kinh trung ương gây ngủ nhẹ đến ngủ sâu, mệt mỏi, chóng mặt, mất phối hợp động tác, nhức đầu, rối loạn tâm thần vận động.
+ Tác dụng kháng muscarin: Khô miệng, đờm đặc, nhìn mờ, bí tiểu, táo bón, tăng trào ngược dạ dày.
– Ít gặp:
+ Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau thượng vị.
+ Tim: Đánh trống ngực, loạn nhịp tim.
+ Da: Phát ban, phản ứng quá mẫn (có thắt phế quản, phù mạch, phản vệ).
– Hiếm gặp:
+ Huyết học: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu.
+ Khác: Co giật, vã mồ hôi, đau cơ, dị cảm, ngoại tháp, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lú lẫn, ù tai, hạ huyết áp, rụng tóc.
Liên quan đến dextromethorphan
– Thường gặp:
+ Toàn thân: Mệt mỏi.
+ Tiêu hóa: Buồn nôn.
+ Da: Đỏ bừng.
+ Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh.
– Ít gặp: nổi mày đay.
– Hiếm gặp:
+ Buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
+ Hành vi kỳ quặc do ngộ độc, ức chế thần kinh trung ương, suy hô hấp khi dùng liều cao.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào kể trên cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.
Tương tác thuốc
Các tương tác giữa thuốc Parabest extra với các thuốc dùng cùng được ghi nhận là:
– Coumarin và dẫn chất indandion: Liều cao dài ngày Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông
– Phenothiazin: Dùng đồng thời Paracetamol cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
– Rượu: Tăng độc tính của Paracetamol.
– Thuốc chống co giật (Phenytoin, barbiturat, carbamazepin): Tăng nguy cơ gây hại gan do tăng chuyển hóa paracetamol thành chất độc gan.
– Thuốc ức chế MAO kéo dài và tăng tác dụng kháng muscarin của thuốc kháng histamin.
– Ethanol, thuốc an thần: Tăng tác dụng ức chế hệ TKTW của Clorpheniramin.
– Phenytoin: Clorpheniramin gây ức chế chuyển hóa dẫn đến ngộ độc phenytoin.
– Chất ức chế CYP3A4: Tăng nồng độ và tác dụng của Clorpheniramin.
– Dùng IMAO trong 14 ngày làm tăng tính kháng muscarin của Clorpheniramin.
– Chất ức chế CYP2D6 như amiodarone, haloperiod, thioridazin…làm giảm chuyển hóa, tăng nồng độ trong huyết thanh và tác dụng phụ của Dextromethorphan.
– Các thuốc ức chế thần kinh: Tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
– Valdecobid làm tăng nồng độ Dextromethorphan huyết thanh.
– Linezolid: Dùng cùng Dextromethorphan gây hội chứng serotonin.
– Memantin: Dùng cùng Dextromethorphan làm tăng tác dụng phụ cả 2 thuốc.
– Moclobemid: Không kết hợp,
Bệnh nhân vẫn liệt kê các thuốc/TPCN đang sử dụng, tiền sử bệnh với y bác sĩ để theo dõi, đề phòng xảy ra tương tác và có thể xử trí nếu có tương tác xảy ra.
Lưu ý khi sử dụng thuốc và cách bảo quản
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai:
– Dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ gây hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh.
– Chỉ dùng thuốc cho bà mẹ mang thai khi thật cần thiết.
Phụ nữ cho con bú:
– Chưa biết liệu thuốc có tiết vào sữa hay không nhưng các thuốc kháng H1 tìm thấy trong sữa và gây phản ứng nghiêm trọng cho trẻ bú mẹ.
– Nên dùng thuốc hay cho trẻ ngừng bú mẹ phụ thuộc vào mức độ quan trọng của việc dùng thuốc đối với tình trạng bệnh của mẹ.
Những người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc gây buồn ngủ nên cần thận trọng đối với người lái xe hay khi vận hành máy móc.
Lưu ý đặc biệt khác
Thận trọng sử dụng thuốc đối với các đối tượng:
+ Thiếu enzym G6PD.
+ Bệnh nhân có vấn đề về hô hấp, gan, thận, bàng quang, đường tiết niệu, tiền liệt tuyến
+ Nghiện rượu nặng.
+ Bị ho quá nhiều đờm, ho mạn tính ở người hút thuốc, hen, giãn phế nang.
+ Trẻ em bị dị ứng.
+ Người bị phenylceton niệu do thuốc có chứa aspartam- 1 phenylalanin.
+ Người có chế độ ăn hạ natri do mối viên thuốc chứa 250mg Natri.
+ Bệnh nhân có bệnh lý di truyền không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose, galactose, thiếu sucrase- isomaltase.
Điều kiện bảo quản
– Thuốc được bảo quản trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh nắng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
– Để ngoài tầm với của trẻ em.
– Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn trên bao bì.
Thuốc Parabest extra giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Parabest extra hiện được bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc với giá cả dao động từ từng thời điểm và cơ sở phân phối.
Để mua được sản phẩm chính hãng, với giá cả hợp lý, được dược sĩ tư vấn tận tình, kết hợp với dịch vụ giao hàng nhanh chóng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline hoặc đặt hàng trực tiếp ngay trên website.
Review của khách hàng về chất lượng sản phẩm
Thuốc Parabest extra có tốt không? Để được giải đáp thắc mắc, hãy cùng chúng tôi điểm lại những ưu nhược điểm chính của sản phẩm này như sau:
Ưu điểm
– Kết hợp 3 hoạt chất giúp nhanh đạt hiệu quả điều trị, nhanh giảm triệu chứng.
– Dạng viên sủi nên thuận tiện dùng cho nhiều đối tượng.
– Hạn chế sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
– Bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.