banner-top
DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM V TẢI PDF MIỄN PHÍ

Bối Mẫu (Thân hành) (Bulbus Pritillariae) – Dược Điển Việt Nam 5

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây
Bối mẫu

Tên khác: Xuyên bối mẫu

Thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria cirrhosa D. Don), Ám tử bối mẫu (Fritillaria unibraceata Hsiao et K.C.Hsia), Cam túc bối mẫu (Fritillaria przewalskii Maxim.) hoặc Thoa sa bối mẫu (Fritillaria delavayi Franch.), họ Loa kèn (Liliaceae).

Tùy theo đặc điểm khác nhau của các loại Bối mẫu người ta chia ra 3 loại dược liệu: Tùng bối, Thanh bối, Lỗ bối tương ứng với 3 loài dược liệu ở trên.

Mô tả

Tùng bối: Thân hành hình nón hoặc hình cầu, cao 0,3 cm đến 0,8 cm, đường kính 0,3 cm đến 0,9 cm. Mặt ngoài màu trắng ngà, 2 vẩy ngoài có kích thước rất khác nhau, vẩy ngoài lớn hơn bao lấy vẩy trong, phần vẩy không bị bao bọc có hình trăng lưỡi liềm, phần này có tên là “hoài trung bảo nguyệt” (ôm trăng trong tay). Đỉnh thân hành kín, chồi hình cầu hơi thon, có l đến 2 vẩy nhỏ, đỉnh tù hoặc hơi nhọn, gốc bằng, hơi lõm, ở giữa có chấm tròn màu nâu xám, thỉnh thoảng thấy vết tích rễ. Chất cứng, giòn, vết bẻ trắng, có chất bột. Vị hơi đắng.

Thanh bối: Thân hành hình tròn dẹt, cao 0,4 cm đến 1,4 cm, đưởng kính 0,4 cm đến 1,6 cm. Có hai vẩy ngoài đồng dạng bọc lấy nhau. Đinh mở ra có chồi và 2 đến 3 vẩy nhỏ bên trong, có vết tích của thân hình trụ, mảnh khảnh.

Lỗ bối: Thân hành hình nón dài, cao 0,7 cm đến 2,5 cm, đường kính 0,5 cm đến 2,5 cm. Mặt ngoài màu trắng ngà, hoặc vàng nâu, hơi lốm đốm nâu, 2 vẩy ngoài đồng dạng. Đỉnh mở ra và hơi thon, gốc hơi nhọn hoặc tương đối tù.

Bột

Bột màu trắng ngà, mùi đặc trưng, vị hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy:

Tùng bối và thanh bối: Nhiều hạt tinh bột hình trứng, hình cầu dài hoặc bất định hình, một số hạt hơi phân nhánh, đường kính 5 μm đến 64 μm, rốn hạt hình khe ngắn hay dạng điểm, hình chữ V hay chữ U, có vân tăng trưởng mờ. Tế bào biểu bì hình chữ nhật, thành lượn sóng nhất là ở bề mặt, đôi khi thấy lổ khí tròn hay tròn dẹt, tế bào không đều. Mạch xoắn, đường kính 5 μm đến 26 μm.

Lỗ bối: Hạt tinh bột hình trứng lớn, hình vỏ sò, hình thận hay hình bầu dục, đường kính tới 60 μm, rốn hạt hình chữ V, hình sao hay dạng điểm, thấy rõ vân tăng trưởng. Mạch xoắn và mạch hình mạng, đường kính tới 64 μm.

Xem thêm: Mật ong – Dược điển Việt Nam V

Độ ẩm

Không quá 12,0 % (Phụ lục 9.6, l g, 105°C, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 5,0 % (Phụ lục 9.8).

Tạp chất

Không quá 0,5 % (Phụ lục 12.11)

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây là 3,15 mm: Không quá 5,0 % (Phụ lục 12.12).

Chất chiết được trong dược liệu

Không ít hơn 9,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng ethanol 50 % (TT) làm dung môi.

Xem thêm: Mâm xôi – Dược điển Việt Nam V

Chế biến

Thu hoạch vào mùa hè, thu, đào lấy thân hành, loại bò rễ con, vỏ thô, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Bảo quản

Để nơi khô, đựng trong thùng hoặc lọ kín, tránh mốc mọt.

Tính vị, quy kinh

Khổ, cam, vi hàn. Vào các kinh phế, tâm.

Công năng, chủ trị

Thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đờm, tán kết.

Chủ trị: Ho ráo do phế nhiệt, ho khan, ho đờm có máu, ho lao (không có vi khuẩn); loa lịch (tràng nhạc), áp xe vú, bướu cổ.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 4 g đến 9 g, dạng thuốc sắc hoặc dùng bột, để hòa với nước thuốc thang đã sắc, uống mỗi lần từ 1 g đến 2 g.

Kiêng kỵ

Không dùng phối hợp với Phụ tử, Ô đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *