LÁ LỐT

0
7233

LÁ LỐT
Herba Piperis lolot

Phần trên mặt đất tươi hay phơi sấy khô của cây Lá lốt (Piper lolot C. DC), họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Mô tả

Đoạn ngọn cành dài 20 cm đến 30 cm. Lá nhăn nheo, nhàu nát. Mặt trên lá màu lục xám, dưới lục nhạt. Lá hình tim dài 5 cm đến 12 cm, rộng 4 cm đến 11 cm. Đầu lá thuôn nhọn, gốc hình tim. phiến mỏng, mép nguyên, có 5 gân chính tỏa ra từ cuống lá, gân giữa thẳng, dài, rõ, các gân bên hình cung, gân cấp 1 hình lông chim, gân cấp 2 hình mạng. Cuống dài 2 cm đến 3,5 cm, gốc cuống lá ôm lấy thân. Thân hình trụ, phình ra ở các mấu, mặt ngoài có nhiều đường rãnh dọc.

Vi phẫu

Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào xếp đều đặn, biểu bì dưới của gân lá mang lông che chở đơn bào và đa bào ngắn, đầu nhọn có từ 2 tế bào đến 3 tế bào xếp thành dày, lỗ khí ở mặt dưới phiến lá. Đám mô dày xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới. Mô mềm gồm tế bào tròn, thành mỏng. Một bó libe-gỗ to nằm giữa gân lá, gồm có vòng mô dày bao bọc xung quanh, bó gỗ có nhiều mạch to xếp phía trên, cung libe ở phía dưới. Phiến lá có mô mềm đồng hỏa xếp giữa hai lớp hạ bì, tế bào nhò, thành mỏng xếp lộn xộn, Rải rác có tế bào tiết tinh dầu trong mô mềm và trong libe.

Bột

Màu lục xám, mùi thơm, vị hơi đắng. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì trên của lá gồm tế bào thành mỏng, hình nhiều cạnh, mang tế bào tiết. Mảnh biểu bì dưới là tế bào thành mỏng, nhăn, mang lỗ khí và tế bào tiết. Tế bào tiết màu vàng, xung quanh có khoảng 6 tế bào sắp xếp tỏa ra. Tế bào biểu bì dưới gân lá hình nhiều cạnh, thành mỏng, mang lông che chở đơn bào hay đa bào ngắn, đầu nhọn. Mảnh thân cây: Tế bào hình nhiều cạnh, mang lỗ vỏ, lông che chở và tế bào tiết, có khi lông đã rụng để lại những vết tròn nhỏ. Sợi mô cứng thành mỏng hay hơi dày, khoang rộng. Mảnh mạch xoắn, mạch mạng, mạch điểm.

Định tính

A. Cân 3 g bột dược liệu cho vào bình nón, làm ẩm bằng amoniac đậm đặc (TT), thêm 50 ml hỗn hợp đồng thể tích ether (TT)cloroform (TT), lắc, lọc. Chuyển dịch lọc vào bình gạn, thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 10 % (TT). Lắc, gạn lấy phần dịch acid (dung dịch A) và làm các phản ứng sau:
Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 1 giọt thuốc thử Bouchardat (TT), xuất hiện tủa nâu.
Lấy 1 ml dung dịch A, thêm 1 giọt dung dịch acid picric 1 % (TT), xuất hiện tủa vàng.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Ethyl acetat – methanol – nước (100 : 17 : 13).
Dung dịch thử: Lấy 5 g bột dược liệu, cho vào bình nón dung dịch 100 ml, thêm 50 ml ethanol 90 % (TT), đun hồi lưu trong 1 h, để nguội, lọc, bốc hơi dịch lọc đến cắn. Hòa cắn trong nước bằng cách đun nóng trong cách thủy và khuấy 3 lần, mỗi lần 10 ml, gạn lấy phần dung dịch, gộp các dung dịch thu được để vào tủ lạnh ở 2 °C đến 8 °C qua đêm, lọc. Lấy dịch lọc lắc với 15 ml ethyl acetat (TT), gạn lấy dịch chiết ethyl aceat, bay hơi tới cắn, hòa cắn trong 1 ml ethanol 96 % (TT) được dịch chẩm sắc ký.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g bột Lá lốt (mẫu chuẩn), chiết như mô tả ở phần Dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mòng 2 µl mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát bản mỏng dưới sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % đối với dược liệu khô (Phụ lục 12.13).

Tạp chất

Tạp chất không quá 2,0 % (Phụ lục 12.11).

Tỷ lệ vụn nát

Qua rây có kích thước mắt rây 3,15 mm: Không quá 3,0 %.

Định lượng

Tiến hành theo phương pháp “Định lượng tinh dầu trong dược liệu” (Phụ lục 12.7). Lấy 30 g dược liệu, thêm 300 ml nước, cất trong 3 h. Hàm lượng tinh dần trong dược liệu không được ít hơn 0,5 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Chế biến

Thu hoạch quanh năm. lúc trời khô ráo, cắt lấy cây, loại bỏ gốc rễ, rửa sạch, đem phơi hay sấy từ 40 °C đến 50 °C đến khô.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh làm rụng lá, mất màu và mùi thơm.

Tính vị, quy kinh

Tân. ôn, mùi thơm. Vào các kinh tỳ. phế.

Công năng, chủ trị

Ôn trung tán hàn, hạ khí chi thông, trừ phong thấp. Chủ trị: Phong hàn thấp, chân tay lạnh, tê bại. Rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi, ra mồ hôi tay chân.

Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng từ 8 g đến 12 g lá khô hoặc từ 15 g đến 30 g lá tươi, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: sắc đặc, ngậm chữa đau răng.

Kiêng kỵ

Vị nhiệt, táo bón không nên dùng.

Rate this post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây