Đái tháo đường – Căn bệnh thầm lặng khiến ai cũng khiếp sợ

đái tháo đường là gì?

Bệnh Tiểu đường – Căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại

Đái tháo đường nằm trong nhóm bệnh rối loạn nội tiết và chuyển hóa. Căn bệnh này ngày càng phổ biến trong xã hội. Nếu không kiểm soát tốt có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Bài viết dưới đây giúp bạn có thêm kiến thức về căn bệnh này, từ đó đề ra các phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

I. Bệnh tiểu đường là gì?

Ở một cơ thể khỏe mạnh, chỉ số đường huyết (glucose) duy trì bình thường trong máu ở mức sau:

– Đo thời điểm bất kỳ hoặc sau bữa ăn < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).

– Lúc đói < 100 mg/dl (5,6 mmol/l).

Đái tháo đường (Tiểu đường) thuộc nhóm bệnh mạn tính, đặc trưng bởi sự tăng lượng đường trong máu vượt quá mức giới hạn cho phép (lớn hơn 7,8 mmol/l). Tình trạng này là do sự bất thường trong chuyển hóa gây nên. Chuỗi phản ứng chuyển hóa đường được hấp thu từ thức ăn thành năng lượng diễn ra kém hiệu quả. Điều này làm cho lượng Glucose trong máu tăng cao, dẫn đến các vấn đề về tim mạch, thần kinh, mắt,…

II. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh tiểu đường. Sau đây là một số lý do có thể dẫn đến sự gia tăng đường trong máu:

Nguyên nhân gây bệnh Tiểu đường do đâu?

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường do đâu?

1. Tiểu đường tuýp 1

Hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. Một số nhận định cho rằng là do sự tác động của hệ miễn dịch lên các tế bào bài tiết Insulin ở tuyến tụy. Điều này làm cho lượng Insulin ít hoặc không có.

Từ đó, giảm hiệu suất sử dụng Glucose ở các tế bào khiến cho chúng được tích tụ trong máu, dẫn đến mắc bệnh. Trong đó, di truyền hay môi trường được coi là tác nhân gây ra bệnh. Mặc dù, yếu tố này vẫn chưa được nghiên cứu chính xác.

2. Tiểu đường Type 2 và tiền tiểu đường

Tiểu đường type 2 là tình trạng mà các tế bào trở nên đề kháng với Insulin. Bên cạnh đó, sự giải phóng Insulin từ tuyến tụy không đủ để chiến thắng sự đề kháng này. Điều này làm các tế bào của cơ thể không tiếp nhận đường, gây tăng nồng độ Glucose huyết.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ. Người ta tin rằng di truyền và môi trường có liên hệ chặt chẽ với bệnh tiểu đường type 2. Ngoài ra, thừa cân cũng giữ vai trò nhất định trong việc gây ra bệnh. Tuy nhiên, không phải ai béo phì cũng mắc bệnh.

3. Tiểu đường thai kỳ

Trong suốt thời kỳ này, nhau thai bài tiết ra một loại hormon đặc biệt để duy trì bào thai. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra đề kháng của tế bào với Insulin. Đồng thời tuyến tụy kém bài tiết Insulin để vượt qua sự đề kháng này. Dẫn đến giảm vận chuyển đường vào trong tế bào gây tiểu đường thai kỳ.

III. Bệnh đái tháo đường có lây không?

 Đây là một loại bệnh lý rối loạn chuyển hóa do hoạt động của tuyến tụy và Insulin bị ảnh hưởng. Không phải do virus, vi khuẩn hay nấm mốc gây ra. Vậy nên, không có khả năng lây từ người sang người. Bao gồm cả truyền máu, ăn uống chung, quan hệ tình dục hay tiếp xúc cơ thể.

Tuy nhiên, thực tế nhận thấy các thành viên trong gia đình thường mắc bệnh giống nhau. Đó là do yếu tố di truyền của bệnh. Theo dữ liệu thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở con có bố tiểu đường type 2, phát hiện trước 50 tuổi là khoảng 14%.

IV. Dấu hiệu nhận biết tiểu đường là gì?

Ở một số trường hợp, biểu hiện của bệnh không rầm rộ khiến cho người bệnh thường chủ quan, bỏ qua dẫn đến hậu quả không đáng có. Vậy nên, hãy đến gặp ngay bác sĩ nếu có các dấu hiệu nghi ngờ sau:

Các triệu chứng sớm:

– Khó lành vết thương hoặc cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn.

– Mệt mỏi, tính khí thay đổi, cáu gắt.

– Nhanh đói.

– Khát nước và tiểu nhiều.

Các triệu chứng đầu tiên:

– Nhìn mờ, ảnh hưởng đến tiêu điểm.

– Tối màu da ở các nếp gấp, nhất là ở nách và cổ.

– Sụt cân mặc dù ăn nhiều hơn bình thường.

Các triệu chứng khác: Một số đặc điểm khác có thể gặp là khô miệng và đau chân ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Tìm hiểu thêm: Tiểu đường – Dấu hiệu cảnh báo sớm

triệu chứng của bệnh

Ăn nhiều, đói nhiều, tiểu nhiều, khát nhiều là những triệu chứng điển hình của bệnh Tiểu đường.

V. Biến chứng nguy hiểm mà bất cứ ai cũng cần quan tâm

Biến chứng xuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào mức độ bệnh và quá trình điều trị. Có thể chia biến chứng thành hai loại:

1. Biến chứng cấp tính

Hạ Glucose máu

– Nguyên nhân do ăn kiêng không khoa học hay lạm dụng thuốc hạ đường huyết.

– Triệu chứng:

+ Lời nói, cử chỉ chậm chạp.

+ Cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ.

+ Run, yếu cơ, vã mồ hôi,…

+ Đối với người già, các triệu chứng mờ nhạt, không đặc trưng.

– Nếu lượng đường trong máu hạ thấp đến mức độ nào đó sẽ gây hôn mê.

Biến chứng hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một trong những biến chứng của bệnh Tiểu đường

Nhiễm toan Ceton

– Đây là tình trạng nhiễm độc bởi sự gia tăng của Acid Acetic trong máu. Nguyên nhân do sự thiếu hụt Insulin gây cản trở chuỗi phản ứng chuyển hóa Lipid thành năng lượng. Thường xuất hiện ở Đái tháo đường type 1.

– Triệu chứng:

+ Chán ăn, khát nước, tiểu nhiều.

+ Đau đầu, rát họng.

+ Đau bụng, đại tiện phân lỏng nát.

+ Hơi thở có mùi ceton.

+ Xét nghiệm có ceton trong nước tiểu.

– Nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm toan Acid Lactic

– Đây là hậu quả do sự thiếu oxy trong các tế bào mô hay suy gan, suy thận ở người dùng hoạt chất giảm đường huyết nhóm Biguanide thế hệ 1, khiến cho nồng độ Acid Lactic máu cao.

– Triệu chứng:

+ Co cứng cơ, đau ngực, tăng thông khí.

+ Đau bụng.

+ Hôn mê.

– Xét nghiệm thấy:

+ pH máu động mạch < 7.

+ Lactate máu > 10 – 20mmol/l.

+ Khoảng trống Anion > 30mmol/l.

Tăng Glucose máu

Nồng độ Glucose máu cao.

Nồng độ Glucose máu cao.

– Thường gặp ở tiểu đường type 2 do chưa kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Ngoài ra, sử dụng Corticoid liều cao hay uống nhiều rượu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

– Triệu chứng:

+ Khát nước, tiểu nhiều.

+ Yếu cơ, chuột rút.

+ Co giật, nhầm lẫn.

+ Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.

2. Biến chứng mạn tính

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Tiểu đường.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh Tiểu đường.

Tổn thương các mạch máu nhỏ

– Bệnh lý thần kinh:

+ Thần kinh ngoại vi: Tùy thuộc vào vị trí ảnh hưởng mà xuất hiện các biểu hiện như bỏng rát, cảm giác kiến bò,… Thường bị ở tay và chân.

+ Thần kinh thực vật với triệu chứng vã mồ hôi, tiểu tiện không cầm được, đi ngoài táo hay lỏng, nôn, buồn nôn,…

– Bệnh lý võng mạc, gồm:

+ Xuất huyết võng mạc, xuất tiết,…

+ Suy giảm thị lực, thậm chí mù.

– Bệnh lý cầu thận như:

+ Nước tiểu chứa Protein vi thể.

+ Suy thận, hội chứng thận hư, xơ cầu thận.

+ Hoại tử nhú thận, viêm đài bể thận.

+ Tăng huyết áp,…

– Bệnh lý bàn chân:

+ Rối loạn cảm giác, ngứa, tê bì, nóng, lạnh thất thường. Do đó, người bệnh khó phát hiện mình bị thương.

+ Chỉ cần 1 vết thương nhỏ cũng có khả năng dẫn đến loét và hoại tử. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, nguy cơ cắt cụt chi là rất lớn.

Tổn thương mạch máu lớn

Thực tế lâm sàng cho thấy, có đến 75% người bệnh đái tháo đường gặp vấn đề về mạch vành. Tuy nhiên, biểu hiện không đặc trưng, rầm rộ. Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong lại cao gấp 4 lần người mắc bệnh mạch vành thông thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng có liên quan đến rối loạn chuyển hóa Lipid và xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, còn xuất hiện suy tim và tai biến mạch máu não.

3. Các biến chứng khác

Một số ảnh hưởng tới các cơ quan khác bao gồm:

– Ngoài da: Ngứa, mụn nhọt, viêm da, nấm da, hoại tử mỡ da,…

– Mắt: Đục thủy tinh thể, hội chứng Wolfram, Glocom, xuất huyết thể kính,…

– Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa và chức năng gan, viêm dạ dày,…

– Hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm.

VI. Chẩn đoán và điều trị

Trong máu bao giờ cũng tồn tại một lượng đường nhất định. Giá trị này được biểu thị thông qua chỉ số đường huyết. Từ đó, việc xác định chỉ số này giúp chẩn đoán được mức độ phát triển của bệnh.

Glucose trong máu.Chỉ số đường huyết cho biết nồng độ Glucose trong máu.

1. Các loại xét nghiệm đường máu?

Đây là liệu pháp chính xác để phát hiện cũng như kiểm soát bệnh, được chia thành nhiều loại, bao gồm:

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

– Được thực hiện sau nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng, người bệnh chỉ được uống nước lọc.

– Đây là liệu pháp đầu tay trong chẩn đoán tiền Tiểu đường và Tiểu đường.

– Tuy nhiên, nếu kết quả bình thường nhưng người bệnh lại có các yếu tố nguy cơ hoặc biểu hiện bất thường thì bác sĩ sẽ thực hiện thêm nghiệm pháp dung nạp Glucose để chẩn đoán chắc chắn hơn.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

– Có thể tiến hành bất cứ thời điểm nào trong ngày, không bắt buộc người bệnh phải nhịn đói.

– Trường hợp nồng độ đường trong ngày dao động bất thường, cần kiểm tra và thăm khám kỹ hơn.

Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống

– Người bệnh nhịn đói từ đêm trước.

– Pha 75mg Glucose trong 250 – 300ml nước. Uống liền trong 5 phút.

– Trong 3 ngày trước đó, khẩu phần ăn nên chứa 150 – 200g Carbohydrate.

Xét nghiệm HbA1c máu

Xét nghiệm HbA1c giúp xác định hàm lượng Glucose máu dưới dạng liên kết với hồng cầu.

– Nhằm mục đích kiểm tra lượng đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng gần đây. Từ đó, đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết đã đạt yêu cầu hay chưa.

HbA1c - Chỉ số vàng trong theo dõi, kiểm soát đường huyết.

HbA1c – Chỉ số vàng trong theo dõi, kiểm soát đường huyết.

2. Chuẩn bị trước khi xét nghiệm đường huyết

Tùy vào phương pháp thực hiện mà người bệnh cần chuẩn bị một số vấn đề sau:

– Xác định đường huyết lúc đói thì nên tiến hành vào buổi sáng. Chủ động gọi điện đến cơ sở y tế để đặt lịch cụ thể và chính xác.

– Căng thẳng gây tăng lượng đường trong máu tạm thời. Do đó, giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ trước khi làm xét nghiệm giúp cho kết quả xét nghiệm chính xác hơn.

– Thông báo với bác sĩ những thuốc, kể cả thực phẩm chức năng đang sử dụng. Thực tế, một số dược phẩm như Acetaminophen, Steroids, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu,… gây ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.

3. Cách đọc chỉ số đường huyết

Chỉ số Glucose máu bình thường

– Nhịn đói tối thiểu 8 tiếng: 90 – 130 mg/dl (5 – 7,2mmol/l).

– Sau ăn khoảng 1 tiếng: < 180mg/dl (10mmol/l).

– Sau ăn 2 tiếng: 100 – 150mg/dl (6 – 8,3mmol/l).

Chỉ số Glucose ở bệnh nhân tiểu đường

– Kết quả lúc đói >120mg/dl (7mmol/l) chứng tỏ đã bị Tiểu đường. Cần tiến hành đo 2 lần để có kết luận chính xác hơn do chỉ số này cũng có sự thay đổi và không đồng nhất. Trường hợp đo được dưới 110mg/dl, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và đưa ra lời khuyên hợp lý.

– Kết quả lúc đói từ 100 – 126mg/dl, kết luận người bệnh rối loạn dung nạp đường huyết. Hay gọi khác là tiền Đái tháo đường. Thực tế lâm sàng chỉ ra, có khoảng 40% trường hợp này phát triển thành Tiểu đường sau 4 – 5 năm.

Do vậy, trong mọi tình huống không được chủ quan. Tiến hành xét nghiệm đường huyết ngay khi có nghi ngờ. Bên cạnh đó, việc đến cơ sở uy tín kiểm tra rất quan trọng để được bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị hợp lý. Nhờ vậy, hạn chế được tối đa biến chứng nguy hiểm của bệnh.

VII. Điều trị bệnh tiểu đường

Ngày nay việc chữa bệnh khỏi hoàn toàn vẫn còn là thách thức lớn đối với nền y học thế giới. Song người bệnh có thể kiểm soát tình hình bệnh tật và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng một chế độ sinh hoạt lành mạnh cùng với phác đồ điều trị phù hợp, tránh những quan niệm sai lầm ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Một số phương pháp điều trị bệnh được áp dụng như:

1. Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Chế độ sinh hoạt khoa học giúp kiểm soát tốt đường huyết.

Chế độ sinh hoạt khoa học giúp kiểm soát tốt đường huyết.

Chế độ ăn uống

Đảm bảo khẩu phần ăn bổ sung hợp lý dưỡng chất, bao gồm chất béo, chất đạm, Vitamin, muối khoáng, Carbohydrate. Cụ thể:

– Tuân thủ lịch ăn đúng giờ. Không bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn. Nên chia khẩu phần ăn mỗi ngày thành nhiều bữa nhỏ.

– Hạn chế nạp thực phẩm nhiều mỡ. Ăn nhiều thức ăn chứa ít năng lượng như rau xanh, dưa chuột,…

– Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chủ yếu. Tránh rán, chiên hay sử dụng mỡ động vật.

– Thực hiện chế độ ăn kiêng từ từ, không nóng vội. Điều này có thể gây phản tác dụng, gây ảnh hưởng xấu đến đường huyết. Khi đạt được mục đích, cần duy trì ăn kiêng một cách kiên nhẫn, tránh tăng, giảm tùy ý.

– Hạn chế ăn mặn. Tránh xa đồ uống có cồn, rượu bia.

– Ăn chậm, nhai kỹ.

Tìm hiểu kỹ hơn qua bài biết: Chế độ ăn chuẩn khoa học cho người tiểu đường bạn nên biết

Đối với các bệnh nhân tiểu đường thai kỳ, ngoài chế độ dinh dưỡng trên, cần chú ý một số nguyên tắc dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Tham khảo: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực đơn cho tiểu đường thai kỳ

Chế độ vận động

Theo Liên đoàn Tiểu đường thế giới, người bệnh nên tập thể dục 30 – 45 phút/ngày trong 3 – 5 ngày/tuần hoặc 150 phút/tuần. Đối với những môn thể thao như đi bộ, nhảy dây, đạp xe,… khuyến khích luyện tập 3 lần/tuần. Trường hợp đã xuất hiện biến chứng:

– Triệu chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ: Vận động nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc mang vác nặng. Có thể luyện tập chèo thuyền, đạp xe, bơi lội,…

– Biến chứng trên thận: Mức độ vận động từ nhẹ đến vừa.

– Biến chứng tim mạch: Hạn chế các hoạt động tác động lên tim mạch như chạy bộ, cử tạ, quần vợt,…

Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng

Một trong những nguyên do gây tăng cao đường huyết là stress. Vậy nên, người bệnh cần luyện tập thư giãn đầu óc, ngủ đủ giấc và đúng giờ, không sử dụng thuốc lá. Điều này giúp ngăn cản quá trình stress oxy hóa, kiểm soát tốt lượng đường trong máu cũng như biến chứng một cách hữu hiệu.

2. Điều trị đông y

Thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh Tiểu đường.

Thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh Tiểu đường.

Các nghiên cứu chỉ ra Hoài sơn, Câu kỷ tử, Mạch môn,… đều là những vị dược liệu giúp điều hòa lượng đường huyết và hạn chế tối đa biến chứng. Trong đó:

– Hoài sơn và Mạch môn có công năng hồi phục chức năng tuyến tụy và tăng độ nhạy Insulin.

– Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện trong rễ Mạch môn chứa hoạt chất chống viêm, ngăn cản chuỗi phản ứng oxy hóa mạnh. Điều này giúp phòng ngừa biến chứng Tiểu đường, đặc biệt là các triệu chứng trên thận, gây nguy hiểm và điều trị tốn kém nhất.

3. Điều trị Tây y

Giải pháp cho Tiểu đường type 1

Insulin nhân tạo chính là liệu pháp điều trị được sử dụng phổ biến. Có 4 loại Insulin được lựa chọn:

– Loại 1: Xuất hiện tác dụng trong vòng 15 phút, kéo dài 3 – 4 giờ.

– Loại 2: Xuất hiện tác dụng trong vòng 30 phút, kéo dài 6 – 8 giờ.

– Loại 3: Xuất hiện tác dụng trong 1 – 2 tiếng, kéo dài 12 – 18 giờ.

– Loại 4: Xuất hiện tác dụng sau vài giờ tiêm, kéo dài 24 giờ hoặc lâu hơn.

Giải pháp cho Tiểu đường type 2

Chế độ ăn kiêng và luyện tập thể thao có thể giúp kiểm soát tốt tình hình bệnh. Tuy nhiên, nếu các phương pháp này chưa đủ thì việc dùng thuốc là cần thiết. Một số thuốc thường sử dụng là:

– Thuốc ức chế Alpha – Glucosidase.

– Thuốc ức chế men DPP 4.

– Thuốc tác dụng tương tự hormon Glucagon.

– Thuốc nhóm Biguanid.

– Meglitinide.

– Chất ức chế SGLT2.

– Thiazolidinedione.

– Sulfonylureas.

VIII. Phòng tránh bệnh đái tháo đường như thế nào?

thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường

Chủ động phòng bệnh Tiểu đường bằng cách thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt

Đây là căn bệnh nguy hiểm vì khó phát hiện. Do vậy, hãy phòng bệnh ngay khi nó chưa có cơ hội tấn công bạn. Hướng dẫn từ chuyên gia:

– Phòng bệnh cấp 1:

+ Áp dụng đối với người có nguy cơ mắc bệnh cao như thừa cân, tăng huyết áp, tiền sử có người thân bị bệnh, rối loạn lipid máu,…

+ Biện pháp dành cho những đối tượng trên: Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, hoạt động nâng cao thể lực và định kỳ tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu. Giảm cân nếu có thể.

– Phòng bệnh cấp 2:

+ Mục tiêu làm chậm tiến triển biến chứng của bệnh.

+ Từ vấn chế độ ăn hợp lý, luyện tập thể dục và tuân thủ tốt phác đồ điều trị.

Tóm lại, bệnh Tiểu đường tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Mong rằng nội dung của chúng tôi như là cẩm nang kiến thức cho bạn. Vậy nên, nếu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ phù hợp.

Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *