Đau dạ dày – Căn bệnh không chừa một ai!

Đau dạ dày là gì? Cách điều trị như thế nào?

Đau dạ dày là gì? Cách điều trị như thế nào?

Đau dạ dày (đau bao tử) là một triệu chứng phổ biến của đường tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Nó có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào, bao gồm cả người trẻ lẫn người già.

Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, có những triệu chứng điển hình nào, có thể phòng ngừa và điều trị ra sao? Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương mà nguyên nhân chủ yếu là do viêm loét dạ dày – tá tràng. Đa phần những cơn đau dạ dày mạn tính thường âm ỉ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nó có thể xuất hiện khi ăn quá no, đang quá đói hoặc trong trạng thái căng thẳng, áp lực.

Càng kéo dài, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đôi khi xuất hiện những cơn đau dữ dội hơn, có thể một triệu chứng của bệnh lý nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa.

Đau dạ dày vùng thượng vị

Đau dạ dày vùng thượng vị

2. Vị trí đau dạ dày

Với mỗi vị trí đau dạ dày khác nhau có thể là triệu chứng của nhiều cơn đau khác nhau. Khi bị đau dạ dày sẽ thường xuất hiện ở những vị trí như sau:

– Cơn đau vùng thượng vị: Đối chiếu trên thành bụng, vị trí nằm ở phía trên rốn, dưới xương ức, là dấu hiệu phổ biến nhất của đau dạ dày. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều giờ liền hoặc sau khi ăn no. Các dấu hiệu cụ thể đó là: Không muốn ăn, đầy bụng, nóng rát, ợ hơi, giảm cân nhanh mà không rõ nguyên nhân.

– Đau vùng bụng giữa: Là nơi chứa nhiều cơ quan của cơ thể. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng bao gồm ợ chua, khó tiêu, đầy bụng,… 

– Đau ở vùng bụng dưới bên trái hoặc bên phải: Nhiều trường hợp nó có thể xâm lấn sang cả hai bên hoặc xiên phía sau lưng. Cơn đau ở cả hai hoặc chỉ ở 1 bên cạnh sườn. Nó thường xuất hiện khi cảm thấy đói. Nếu cơ thể được cung cấp đủ thức ăn thì triệu chứng sẽ giảm, tuy nhiên có thể vẫn thấy tức bụng, khó tiêu, đầy hơi.

Đau vùng bụng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó để điều trị một cách hiệu quả nhất cần xác định chính xác chứng bệnh. Cần phân biệt với một đau bụng khác như đau bụng kinh, đau do viêm ruột thừa, đau do áp xe gan,…

Đau dạ dày có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau

Đau dạ dày có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau

3. Dấu hiệu đau dạ dày

Một số triệu chứng cảnh báo bệnh đau dày, bao gồm:

– Đau thượng vị: Cơn đau thường âm ỉ vùng thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết nhất và cũng là phổ biến nhất. Khi bị đau dạ dày sẽ xuất hiện cơn đau vùng thượng vị, thường vào khoảng 1 – 2 tuần đầu của bệnh, đặc biệt vào lúc đói hoặc no.

– Buồn nôn: Trong trường hợp tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ khiến dạ dày bệnh nhân bị kích thích tạo cảm giác buồn nôn gây khó chịu.

– Ợ chua: Khi dạ dày không tiêu hóa được thức ăn dẫn tới lên men và đẩy lên gây ợ hơi. Lúc này tăng tiết dịch vị làm môi trường pH bên trong dạ dày mất cân bằng dẫn đến hiện tượng trào ngược thực quản, từ đó xuất hiện cơn ợ chua.

– Chướng bụng, đầy hơi, ăn uống kém, khó tiêu do thức ăn tiêu hóa chậm. Người đau dạ dày không cảm thấy đói do đó không muốn ăn. Điều này làm cơ thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược.

– Xuất huyết tiêu hóa: Biểu hiện là người bệnh nôn ra máu, phân đen, chóng mặt, tụt huyết áp,… Đây là triệu chứng của đau dạ dày nặng, bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Vì thế, cần đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời khi xuất hiện chảy máu dạ dày.

Nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên, cần đến gặp bác sĩ và thăm khám để được một phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Đau dạ dày có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau

Ợ chua là một triệu chứng của bệnh đau dạ dày

4. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày, phải kể đến như:

– Do vi sinh vật: Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất. Vi khuẩn HP tồn tại được trong lớp dịch nhầy của dạ dày, chúng tấn công lên bề mặt niêm mạc gây viêm loét, chảy máu. Trong một số trường hợp nặng có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

– Do tâm lý: Tình trạng căng thẳng kéo dài khiến tăng co thắt, tiết nhiều acid dịch vị. Từ đó gây phá hủy lớp niêm mạc, mất cân bằng pH và gây đau dạ dày.

– Do chế độ ăn uống: Khi ăn uống không đúng cách rất dễ xảy ra bệnh đau dạ dày, nó là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm loét của dạ dày.

– Lạm dụng thuốc: Sử dụng nhiều loại thuốc gây hại dạ dày như Corticoid, NSAIDs, kháng sinh (làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi cho dạ dày) cũng có thể là nguyên nhân của bệnh đau dạ dày.

– Bệnh lý khác như tuyến giáp: Do bài tiết quá mức hormon tuyến giáp có chức năng tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.

Từ việc tìm hiểu tiền sử thói quen của người bệnh có thể giúp cho việc chẩn đoán đau dạ dày được chính xác hơn.

Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày

Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày

5. Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu có rất nhiều biến đổi trong cơ thể ảnh hưởng tới hàng loạt các cơ quan. Tình trạng đau dạ dày ở bà mẹ mang thai cũng là một trong những biến đối đó. Nó có thể dễ dàng nhầm lẫn với các triệu chứng thai nghén thông thường như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn. Tuy nhiên, đau dạ dày lại có một số dấu hiệu đặc trưng như ợ chua, cảm thấy nóng rát vùng thượng vị, đau khi quá đói hoặc quá no,…

Những yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này như:

– Suy nghĩ quá nhiều, căng thẳng quá mức.

– Thai nhi phát triển đẩy tử cung lên cao làm ảnh hưởng tới vị trí của dạ dày khiến thức ăn bị ứ đọng, chậm tiêu,…

– Một số bà mẹ ốm nghén thích ăn hoa quả chua như mận, xoài, mơ,… chứa nhiều acid có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Do đó, để có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển khỏe mạnh, các bà mẹ nên có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý, đồng thời thường xuyên theo dõi, thăm khám bác sĩ.

Đau dạ dày trong khi mang thai cần lưu ý những gì?

Đau dạ dày trong khi mang thai cần lưu ý những gì?

6. Biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày

Đau dạ dày được chia làm 2 giai đoạn chính là đau dạ dày cấp và mạn tính. Đối với những cơn cấp có thể chữa khỏi sau vài tuần điều trị. Tuy nhiên khi đến giai đoạn mạn, tần suất của các cơn đau dày lên với mức độ nghiêm trọng hơn.

Đặc biệt là trường hợp đau dạ dày không được xử lý đúng cách, điều trị dứt điểm có nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

– Hẹp môn vị: Khi viêm loét dạ dày tá tràng, những vết loét kèm thức ăn không được tiêu hóa, tình trạng phù nề niêm mạc khiến thu hẹp lòng môn vị, tá tràng.

– Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày: Lâu ngày, tình trạng loét viêm dạ dày không được điều trị khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hình thành các vết viêm loét vào sâu bên các lớp của ông tiêu hóa gây chảy máu. Lâu ngày có thể dẫn đến thủng gây nguy hiểm.

Ung thư dạ dày: Vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày có thể dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Cùng với đó những vết loét, viêm nếu không được điều trị thì càng trở nên nghiêm trọng gây khả năng mắc ung thư dạ dày.

 Do đó, mọi người cần chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp khi cơ thể xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng.

7. Chẩn đoán chính xác đau dạ dày? Khi nào cần đến bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ đau dạ dày, nên theo dõi các tình trạng đó xem có biến mất hay không. Nếu chúng càng ngày càng trầm trọng và kéo dài, nên tiến hành thăm khám bác sĩ tại bệnh viện, phòng khám uy tín để tìm ra chính xác nguyên nhân.

Đặc biệt nên đến cơ sở y tế ngay lập tức khi có những dấu hiệu sau:

– Nôn ói kéo dài liên tục quá 12 tiếng đồng hồ.

– Sốt cao kèm đau dữ dội ở thượng vị hoặc ở bụng phải.

– Đi ngoài ra máu

– Đau dạ dày dữ dội trong khi đang mang thai

– Có dấu hiệu bị mất nước

– Sụt cân mạnh.

Để chẩn đoán được chính xác cần thực hiện một số kỹ thuật chuyên khoa như nội soi dạ dày, xét nghiệm dịch vị, xét nghiệm máu,…

8. Điều trị đau dạ dày như thế nào?

Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị đau dạ dày hiệu quả, bao gồm cả thuốc tây y, đông y.

8.1. Thuốc tây giúp giảm đau dạ dày

Tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ được áp dụng theo các phác đồ riêng theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc tây y điều trị dứt điểm viêm loét dạ dày, bao gồm:

– Thuốc giảm đau: Giúp giảm những cơn đau dạ dày từ nhẹ đến trung bình như Ibuprofen, Acetaminophen,…

– Thuốc kháng acid dạ dày như Lansoprazole, Omeprazol,… giúp giảm bài xuất acid trong dạ dày, cải thiện ợ nóng, ợ chua, tổn thương do viêm loét dạ dày gây ra.

– Kháng sinh: Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bộ y tế bao gồm Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole,… có thể kết hợp với một số thuốc ức chế bơm Proton, Bismuth giúp tăng khả năng điều trị, hạn chế sự kháng thuốc.

– Thuốc chống nôn: Phổ biến là Pepto-Bismol.

Tuy nhiên những thuốc trên cần được kê đơn và để đảm bảo an toàn việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được chủ quan ngưng thuốc khi cơn đau giảm, do nguy cơ khiến bệnh xấu đi và chuyển thành mạn tính gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa cơn đau dạ dày từ thảo dược thiên nhiên cũng được nhiều tin dùng và mang lại hiệu quả cao như Cumargold, Tumegas,…

Tham khảo: TOP 10 thuốc chữa ĐAU DẠ DÀY tốt nhất UPDATE 2021

Thuốc tây điều trị đau dạ dày hiệu quả

Thuốc tây điều trị đau dạ dày hiệu quả

8.2. Điều trị đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian

Ngoài các thuốc tân dược giúp giảm cơn đau nhanh chóng những thường gây ra một số tác dụng dụng, một số mẹo giảm đau dạ dày tại nhà cũng được áp dụng để chữa bệnh như:

– Chườm nóng vào vị trí đau.

– Tắm nước ấm.

– Để cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời giảm các cơn co thắt gây đau dạ dày bằng cách hít thở sâu bằng mũi, sau đó từ từ thở ra bằng miệng.

– Massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ sẽ làm dịu cơn đau, kích thích tiêu hóa, giảm tình trạng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Cùng với đó có thể áp dụng các bài thuốc trong dân gian để cải thiện đường tiêu hóa, bao gồm cả bệnh đau dạ dày. Một số bài thuốc đông y được áp dụng từ thảo dược như nghệ và mật ong, cây nhọ nồi… để tăng sức đề kháng, phục hồi tổn thương, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

9. Phòng ngừa cơn đau dạ dày

Những cơn đau âm ỉ, dai dẳng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, tránh mắc phải cơn đau dạ dày sẽ đem lại một cuộc sống khỏe mạnh, dự phòng đúng cách chỉ một số thay đổi trong cuộc sống như.

– Điều chỉnh những hoạt động không tốt như thức khuya, uống nhiều rượu bia và xây dựng thói quen sinh hoạt điều độ, lành mạnh như thường xuyên tập thể dục, đi bộ, tránh căng thẳng, stress,…

Chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng:

+ Nên ăn những loại thức ăn như chuối, táo, gừng, sữa chua,…

+ Hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ lên men,…

Cách ngăn ngừa cơn đau dạ dày đã được viết chi tiết, đầy đủ trong bài viết dưới đây. Bạn có thể tham khảo.

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp cải thiện cơn đau dạ dày

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giúp cải thiện cơn đau dạ dày

Trên đây là những thông tin tổng quan cần chú ý về bệnh đau dạ dày mà chúng tôi chia sẻ, mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức sức khỏe nhất định để bảo vệ tốt đường tiêu hóa của mình.

Các bài viết của Dược Điển Việt Nam chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *